Truyền thuyết Quả cầu lửa Naga

Theo truyền thuyết của Lào, những quả cầu lửa này được là hơi thở của rắn thần Naga (rắn thần cai quản sông Mekong) tỉnh dậy sau 3 tháng của mùa chay “Boun Khao PhanSa” của người Thái và người Lào.

Vì thương dân mùa khô hạn không có nước cày cấy nên Naga thường nổi lên giữa dòng Mekong để làm mưa vào dịp Tết Lào. Khi mùa mưa kết thúc, thần rắn Nagar lại phun lửa chào mừng.[4]

Do muốn trở thành đệ tử của Đức Phật nên Naga đã biến thành một người phật tử để được nghe Đức Phật giảng kinh. Do ngủ quên nên Naga bị hiện nguyên hình thành rắn. Mong ước không thành nhưng Naga vẫn một lòng hướng về Đức Phật. Vào ngày cuối cùng trong tuần chay của đạo Phật chính là ngày Đức Phật trở về với hạ giới, Naga đã tạo ra những quả cầu lửa để làm thành các bậc thang đón ngài.[5]

Chính vì thế, ở Kaeng Aa-Hong, nơi sâu nhất của Mekong và vốn được cho là kinh đô vương quốc của Nāga, các quả cầu bao giờ cũng to nhất, đẹp nhất, lại có hào quang ánh xanh bên ngoài sắc đỏ.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quả cầu lửa Naga http://www.magiedubouddha.com/p_thai-naga-intl.php http://www.scmp.com/culture/article/1984141/myth-b... http://www.thaifolk.com/doc/literate/payanak/payan... http://chuaphuclam.vn/index.php?/tin-tuc/ky-bi-tha... http://dantri.com.vn/chuyen-la/rong-phun-bong-hien... http://giadinh.net.vn/bon-phuong/than-bi-voi-nhung... http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/giai-ma-n... http://plo.vn/the-gioi/muon-mat/nhung-su-kien-bi-a... http://www.tinmoi.vn/giai-ma-nhung-qua-cau-lua-bi-... https://mysticsciences.com/2018/01/16/the-unexplai...